Kiến thức cơ bản về máy bộ đàm

1.  Bộ đàm là gì ?

Bộ đàm là thiết bị thu phát vô tuyến hoặc máy liên lạc vô tuyến hai chiều sử dụng sóng vô tuyến (sóng radio) làm sóng mang để truyền thông tin dạng âm thanh cho các thiết bị khác. Bộ đàm có thể liên lạc (gọi) với một hoặc nhiều bộ đàm khác ngay lập tức thông qua tốc độ cao của sóng vô tuyến (300.000 km/s) để đáp ứng nhu cầu của người dùng.

2.  Phân loại bộ đàm.

a.  Phân loại theo công nghệ: Có hai loại công nghệ điều chế tín hiệu bộ đàm cơ bản đó là công nghệ Analog và công nghệ kỹ thuật số.

Công nghệ tươn tự (Analog): Tín hiệu bộ đàm diễn ra liên tục, thường được biểu thị bằng đồ thị liên tục hình Sin, Cos hoặc một đường cong bất kì. Tín hiệu của bộ đàm Analog được điều chế theo phương thức điều chế FM (điều chế tín hiệu dựa trên biến đổi tần số). Băng thông chiếm dụng của bộ đàm Analog thường lớn hơn bộ đàm kỹ thuật số. là các băng thông từ 25kHz (16K0F3E), 20kHz, 12.5 kHz (11K0F3E) nên phí tần số thường cao hơn công nghệ bộ đàm kỹ thuật số. Đăc trưng của dòng bộ đàm này là khi tín hiệu mạnh, ổn định thì âm thanh ra trong và giống với thực tế nhưng khi tín hiệu yếu đi bộ đàm sẽ nghe sôi và rè, âm thanh không rõ ràng. Giá thành thiết bi bộ đàm Analog rẻ hơn nên vẫn được sử dụng nhiều song dần xu hướng bộ đàm Kỹ thuật số sẽ dần thay thế bộ đàm Analog

Công nghệ kỹ thuật số (Digital): Là công nghệ tín hiệu bộ đàm được chia làm từng gói tín hiệu nhỏ và truyền đi, sau đó các tín hiệu được giải mã và ghép lại thành tín hiệu ban đầu. Việc điều chế này đảm bảo tín hiệu ít bị thay đổi trong quá trình truyền đi. Có nhiều chuẩn bộ đàm kỹ thuật số khác nhau như FDMA – Công nghệ phân chia kênh theo tần số (Hãng Icom và Kenwood dùng chuẩn này) hoặc TDMA – Công nghệ phân chia kênh theo khe thời gian TDMA (Motorola, kenwood, HYT, ... và một số hãng khác sử dụng). Mỗi loại công nghệ đều có ưu điểm và nhược điêm riêng, Song tùy thuộc vào nhu cầu, chi phí và tính năng mà lựa chọn công nghệ bộ đàm phù hợp.

b. Phân loại theo môi trường sử dụng:

Bộ đàm được sử dụng ở nhiều nơi khác nhau, song chủ yếu chia làm 3 môi trường sử dung và mỗi môi trường sử dụng đều có các tiêu chí đặc biệt để phù hợp riêng với từng môi trường.

Bộ đàm sử dụng trên đất liền: Còn gọi là Land Mobile Radio ( viết tắt là LMR) là các loại bộ đàm sử dụng trên các môi trường trong đất liền như khách sạn, nhà hàng, nhà máy, sử dụng trên các phương tiện giao thông… Các bộ đàm trong môi trường này đều có khả năng chống va đập theo tiêu chuẩn quân sự Mĩ MIL STD 810 và các tiêu chuẩn IP về chống bụi chống nước.

Bộ đàm sử dụng trên biển: Là dòng bộ đàm chuyên dụng cho môi trường trên biển nhiều nước, đáp ứng khả năng chống nước mạnh mẽ theo tiêu chuẩn IPX7 trở lên. Thường được cài đặt sẵn 88 kênh hàng hải/ các kênh liên lạc quốc tế  của USA, INT…

Bộ đàm sử dụng cho hàng không: Là các dòng bộ đàm sử dụng được ở các tần số quy hoạc cho ngành hàng không. Motorola có đủ các loại bộ đàm cầm tay hàng không và bộ đàm gắn có định trên máy bay.

c.  Phân loại theo dải tần số:

Máy bộ đàm HF: dải tần HF có tần số cao, dải tần từ 3 - 30 MHz, có bước sóng trong khoảng 100m-10m, dùng trong thông tin vô tuyến 2 chiều với mục đích thông tin ở cự ly xa xuyên lục địa, liên lạc hàng hải, hàng không, nghiệp dư, phát thanh quảng bá... Bộ đàm Motorola nổi tiếng với các dòng bộ đàm HF  trên bộ, hàng hải đáp ứng các nhu cầu liên lạc tầm xa và siêu xa của người dùng là ngư dân, tàu hàng, các đơn vị nghiệp vụ như quân đội, công an…

Máy bộ đàm VHF: dải tần VHF có tần số từ 30 - 300 MHz, có bước sóng trong khoảng 10m-1m, được dùng cho vô tuyến di động, thông tin hàng hải và hàng không, phát thanh FM thương mại (88 đến 108 MHz), truyền hình thương mại (kênh 2 đến 12 tần số từ 54 - 216 MHz). Bộ đàm hàng không , bộ đàm hàng hải  và mốt số dòng bộ đàm trên bộ của Motorola sử dụng tần số VHF đẻ liên lạc.

Máy bộ đàm UHF: Dải tần UHF  có tần số từ 300 MHz - 3 GHz và bước sóng trong khoảng 1m-10 cm được dùng cho các kênh thông tin di động mặt đất. Ở Việt Nam dải tần UHF được áp dụng cho bộ dàm chạy từ tần số 400-470 MHz. Các dòng bộ đàm trên bộ của Motorola có sử dụng tần số ở dải tần UHF.

Máy bộ đàm 3G/4G-LTE, IP: các bộ đàm ứng dụng công nghệ 3G/4G-LTE vào được sử dụng để liên lạc. tận dụng được hạ tầng viễn thông rộng khắp của nền tảng 4G nên đảm bảo liên lạc không giới hạn. ngoài ra còn đáp ứng được các yêu cầu liên lạc cho những yêu cầu mà bộ đàm thông thường không liên lạc được. Không cần giấy phép tần số.

d. Theo phương thức sử dụng:

Khi phân chia theo phương thức sử dụng, bộ đàm được chia làm các loại bộ đàm như bộ đàm cầm tay, bộ đàm cố định và di động, trạm chuyển tiếp tín hiệu - Repeater, …

e.  Theo các yêu cầu đặc biệt về chống cháy nổ:
Trong một số trường hợp đặc biệt, bộ đàm được phân chia theo khả năng chống cháy nổ theo môi trường. Motorola sản xuất các dòng bộ đàm chống cháy nổ theo nhiều chuẩn khác nhau.
 

3.  Cự ly liên lạc của bộ đàm.

Cự ly liên lạc của máy bộ đàm phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó các yếu tố quan trong quyết định trực tiếp tới cự ly liên lac là:

·    Công suất: Với bộ đàm cầm tay tối đa chỉ có công suất 5.5W nên cự ly liên lạc sẽ hạn chế hơn so với các dòng bộ đàm trạm cố định với công suất lên đến 25W/ 50W hoặc cao hơn nữa.

·    Độ cao và độ lợi thu của anten: Độ cao anten là yếu tố quyết định quan trọng đến cự ly liên lạc, Cự ly liên lạc phụ thuộc vào độ cao được tính bởi công thức  Trong đó L là cự ly liên lạc tối đa, h1 là độ cao anten máy phát, h2 là độ cao anten máy thu. Các độ cao được tính dựa trên một mốc nhất định. Anten bộ đàm có độ lợi thu cao hơn giúp thu được tín hiệu xa hơn.

·    Môi trường sử dụng bộ đàm: Với môi trường ít vật cản bộ đàm sẽ liên lạc xa hơn môi trường nhiều vật cản vì khi gặp vật cản sóng vô tuyến sẽ bị môi trường hấp thụ mất năng lượng, khi đến được máy thu tín hiệu sẽ yếu hoặc nhỏ hơn ngưỡng anten có thể thu được. Vì vậy với những môi trường nhiều vật cản nên sử dụng những máy có dải tần UHF và công suất lớn.

·    Tần số sử dụng: Tần số VHF cho cự ly liên lạc xa hơn trong môi trường biển, đồng trống song khi liên lạc trong môi trường nhiều vật cảm, sóng VHF dễ bị môi trường hấp thu mất năng lượng nên cự ly liên lạc kém hơn. Tần số UHF trong môi trường nhiều vật cản đảm bảo khả năng xuyên phá cao giúp cự ly liên lạc xa hơn.

Cự li liên lạc của bộ đàm cầm tay: Dược thiết kế với công suất tối đa 5W, các anten có độ lợi thu thấp (0dB) và độ cao tương đối khi sử dụng chỉ tầm 1.5m nên cự li liên lạc tối đa giữa 2 bộ đàm cầm tay ngoài biển là 10km, trên môi trường đồng trống là từ 3 đến 5km, môi trường nhiều vật cản từ 50 mét đên 3km.

Bộ đàm cầm tay muốn tăng cự ly liên lạc cần lắp thêm bộ chuyển tiếp tín hiệu để tăng khoảng cách liên lạc. Bộ chuyển tiếp như một trạm trung gian nhận tín hiệu từ máy bộ đàm này và phát lại cho máy bộ đàm khác.

Với bộ đàm trạm cố định cần dựa vào các hệ thống anten kèm theo để đưa ra cự li liên lạc chính xác.

4.  Ứng dụng của bộ đàm:

Với khả năng liên lạc tức thì đến nhiều người nhận cùng lúc nên bộ đàm được ứng dụng trong nhiều ngành nghề kinh doanh và các hoạt động nghệp vụ khác. Đặc biệt phù hợp cho các hoạt động cần sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận như khách sạn, nhà hàng, nhà máy, hãng vận tải. hoặc cho nhu cầu bảo vệ và an ninh như trường học, bệnh viện, công an, quân đội, biên phòng, cảnh sát biển…Dưới đây là một số ứng dụng của bộ đàm:

a.    Bộ đàm sử dụng trong nhà máy, kho bãi:

Đặc điểm môi trường: Môi trường nhà máy, kho bãi với đặc trưng là nhiều vật cản các vách tường, vật liệu, máy móc và sản phẩm góp phần làm giảm cự ly liên lạc của bộ đàm. Có những vị trí có thể không nghe được bộ đàm dù chỉ cách 50 mét.

Lựa chọn bộ đàm phù hợp cho nhà máy, kho bãi: Trước khi lựa chọn cần xác định nhu cầu của người dùng bao nhiêu nhóm và số lượng máy sử dụng và cự li liên lạc. Với số lượng kênh nhỏ và số máy ít ạn có thể dùng bộ đàm cầm tay không cần đầu tư trạm chuyển tiếp tín hiệu. Với yêu cầu nhiều kênh và số lượng máy lớn bạn nên xây dựng hệ thống bộ đàm đáp ứng riêng theo nhu cầu.

Tiếp theo lựa chọn loại bộ đàm, với môi trường nhà máy người dùng nên chọn sử dụng các dòng bộ đàm loại UHF. Với đặc tính sóng tần số cao, bước sóng ngắn nên khả năng xuyên qua vật cản tốt hơn loại VHF – Tần số thấp, bước sóng dài. Thông thường cần thử cự li liên lạc của bộ đàm trước khi mua sắm. Đừng ngại khi yêu cầu nhà cung cấp thử thức tế cự ly liên lạc cho bạn. Kết quả thử thức tế là cơ sở để đưa ra quyết định mua sắm bộ đàm. Nếu sử dụng bộ đàm cầm tay liên lạc được tất cả các vị trí yêu cầu thì chỉ cần mua máy bộ đàm cầm tay. Ngược lại nếu thử máy bộ đàm cầm tay không đạt thì cần đầu tư thêm trạm chuyển tiếp UHF. Hệ thống trạm chuyển tiếp UHF giúp tăng cự li liên lạc của bộ đàm. Ngoài ra giúp người dùng thực hiện các yêu cầu gọi riêng cá nhân hoặc gọi nhóm.

Người dùng cũng cần cân nhắc đến phí tần số sử dụng tại địa phương bạn để lựa chọn công nghệ bộ đàm kỹ thuật số hay Analog. Công nghệ kỹ thuật số giúp tiết kiệm phí tần số 50% so với công nghệ Analog. Ở những thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng phí tần số sử dụng công nghệ kỹ thuật số cho bộ đàm cầm tay chỉ 550.000 trong khi kỹ thuật số là 1.1 triệu đồng/ năm cho 1 tần số. Với sử dụng trạm chuyển tiếp thì chi phí lên tới 22 triệu đồng cho 2 tần số trong khi với công nghệ kỹ thuật số chi phí tần số chỉ 11 triệu đồng/ năm.

Các bộ đàm cầm tay UHF và trạm chuyển tiếp do Motorola sản xuất phù hợp với môi trường nhà máy như:

  • Máy bộ đàm Motorola Xir C1200: Dòng máy trơn không màn hình, công nghệ bộ đàm kỹ thuật số DMR ( TDMA) phù hợp nhu cầu cơ bản, IP54, MIL STD810G. 5W, 16 kênh...
  • Máy bộ đam fMotorola Xir C2660: Dòng máy đầy đủ màn hình bàn phím, Máy có 128 kênh phù hợp cho đơn vị dùng nhiều kênh, màn hình hiển thị tên kênh, công nghệ kỹ thuật số DMR, IP54, 5W

Ngoài ra trong các nhà máy hóa chất, nhà máy khí hóa lỏng, phân xưởng sơn của nhà máy ô tô… có yêu cầu đặc biệt về chống cháy nổ thì cần sử dụng các loại bộ đàm đạt các tiêu chuẩn chống cháy nổ phù hợp với môi trường sử dụng. Motorola có các dòng bộ đàm đạt tiêu chuẩn chống cháy nổ như FM, IS, UL và Atex như P6600i TIA, P6620i TIA, P8600i TIA, P8660 EX....

>>> Các dòng bộ đàm chống cháy nổ cho nhà máy. Click xem chi tiết

Các nhà máy tiêu biểu sử dụng bộ đàm Motorola:

·      Nhà máy gỗ An Cường -  Bình Dương

·      Nhà máy lọc Dầu Nghi Sơn - Thanh Hoá

b. Bộ đàm dùng cho khách sạn resort, tòa nhà cao tầng

Nhu cầu sử dụng bộ đàm trong khách sạn, resort, tòa nhà

Các đơn vị quản lý, vận hành tòa nhà cao tầng có nhu cầu liên lạc giữa nhiều bộ phận với nhau. Bộ phận an ninh liên lạc với kỹ thuật, lễ tân…. Điện thoại di động liên lạc được với chỉ 1 nhân viên và phải đợi đến khi nhận cuộc gọi (bắt máy).  Bộ đàm cung cấp khả năng liên lạc tức thời với chỉ một thao tác là bấm và nói ( Push to talk ), Khả năng liên lạc cùng một lúc đến nhiều người, nhiều bộ phận.

Đặc điểm môi trường ảnh hưởng tới liên lạc bộ đàm

Khách sạn với đặc điểm kết cấu kim loại và vật liệu cứng (betong) sẽ làm giảm cự ly liên lạc của bộ đàm. Tòa nhà cao tầng dưới 25 tầng và không có hầm có thể sử dụng bộ đàm cầm tay. Song khi số tầng vượt quá 25 tầng và có thêm hầm ( 1/2/3/4 hầm) thì dùng bộ đàm cầm tay sẽ không đảm bảo liên lạc hết tòa nhà tại các khu vực khó như trục điện, hầm sâu, phòng máy…vv

Lựa chọn bộ đàm dùng trong khách sạn:

Loại bộ đàm: Bộ đàm cầm tay UHF được cấp phép lên đến tối đa 5 watt là lựa chọn tốt nhất cho khách sạn vì tín hiệu UHF xuyên qua thép và bê tông và với một khách sạn cao tầng hầu như kết cấu đều bằng thép và bê tông. Bộ đàm được cấp phép cũng sẽ có nhiều kênh liên lạc để chúng có thể được phân bổ cho quản lý (GM), buồng phòng (HK), nhà hàng, kỹ thuật, bảo vệ..... Đối với một khách sạn nhỏ hơn, bộ đàm miễn phí giấy phép có thể là đủ. Với một khách sạn cỡ trung bình với nhiều tầng, bạn có thể cần một bộ đàm giấy phép 5W để có được phạm vi bảo hiểm đầy đủ. Đối với một khách sạn rất lớn với 15 đến 20 tầng và tùy kết cấu của khách sạn, bạn có thể cần trang bị một bộ lặp tín hiệu.

Bộ đàm sử dụng Wi-Fi?: Nếu khách sạn của bạn có vùng phủ sóng Wi-Fi đầy đủ, hệ thống bộ đàm IP sẽ là một giải pháp tuyệt vời. Với hệ thống bộ đàm IP, bạn có thể nhanh chóng thiết lập mạng vô tuyến chất lượng cao bằng cách cắm vào máy chủ điều khiển vào các mạng không dây hiện có. Điều này cho phép bạn thực hiện các cuộc gọi nhóm và cá nhân thông qua mạng và điều khiển toàn bộ hệ thống thông qua PC.

Phạm vi phủ sóng: Vùng phủ sóng là một vấn đề quan trọng và bạn có thể yêu cầu nhà cung cấp khảo sát địa điểm để đánh giá xem có bất kỳ khu vực liên lạc kém hoặc vùng chết nào không. Nếu có, thì bạn có thể phải cân nhắc chọn một bộ trạm lặp tín hiệu nếu bạn có vùng phủ sóng Wi-Fi đầy đủ, hệ thống bộ đàm IP.

Tuổi thọ pin: Tuổi thọ pin là một vấn đề quan trọng và pin lithium ion tốt sẽ kéo dài thời gian sử dụng qua ca làm việc. Một bộ sạc nhanh là cần thiết để bạn có thể sạc nhanh chóng pin dự phòng mới cho ca làm việc tiếp theo. Các bộ đàm Motorola thường có dung lượng pin cao cho thời gian sử dụng từ 14 đến 20 tiếng.

Các dòng bộ đàm Motorola phù hợp với khách sạn:

  • Máy bộ đàm Motorola Xir C1200: Dòng máy trơn không màn hình, công nghệ bộ đàm kỹ thuật số DMR ( TDMA) phù hợp nhu cầu cơ bản, IP54, MIL STD810G. 5W, 16 kênh...
  • Máy bộ đam fMotorola Xir C2660: Dòng máy đầy đủ màn hình bàn phím, Máy có 128 kênh phù hợp cho đơn vị dùng nhiều kênh, màn hình hiển thị tên kênh, công nghệ kỹ thuật số DMR, IP54, 5W
  • Trạm lặp tín hiệu Repeater SRL5300, 50W phù hợp cho khách sạn, nhà hàng nhiều kênh liên lạc đôc lập số lượn thiết bị lớn

>>>Tham khảo: trạm chuyển tiếp tín hiệu bộ đàm Motorola SLR5300

Bộ đàm cho cảng biển: Cảng biển là nơi cần nhiều bộ đàm để sử dụng cho mục đích liên lạc giữa xe cẩu, xe nâng với điều hành, giữa điều độ, trực canh với tàu cập cảng, các đơn vị xếp dỡ, dịch vụ ở cảng phối hợp hoạt đồng xếp giỡ hàng hóa. Với đặc trưng sử dụng có cảng biển cần liên lạc kênh hàng hải nên cảng biển thường sử dụng bộ đàm VHF số lượng kênh thường yêu cầu loại bộ đàm có 128 kênh và có màn hình để liên lạc

Nên dùng loại bộ đàm nào cho cảng biển:

Bộ đàm gắn xe nâng, xe tải, xe đầu kéo, xe cẩu: thường dùng loại bộ đàm Motorola Xir M3688 có màn hình, 128 kênh, cài được 88 kênh hàng hải và kênh riêng. Bàn có thể cần thêm bộ nguồn đổi điện AC 24V-13.8V khi ngồn điện cấp là 24V.  Với độ bền cao, bộ đàm Xir M3688 hoạt động bên bỉ khi gắn trên xe nâng xe cẩu.

Bộ đàm cầm tay: Cảng biển thường sử dụng các loại bộ đàm Motorola Xir C2660, P6600i, P6620i. có màn hình dễ dàng xem kênh đang sử dụng, có bàn phí giúp chuyển kênh ngay lập tức mà không cần phải xoay núm. Các dòng bộ đàm này có khả năng chống nước IP67 – chịu ngâm nước trong vòng 30 phút ở độ sâu 1 mét.

 

Bộ đàm cho trường học và bệnh viện: Trường học bệnh viện thường có nhu cầu trang bị bộ đàm cho bộ phận bảo vệ, nhân viên quản lý, nhân viên kỹ thuật…. Bộ đảm giúp truyền thông tin lập tức giữa các bảo vệ trường học bệnh viện với nhau. Hoặc liên lạc với bộ phận khác bằng cách chuyển kênh tương ứng của từng bộ phận.

Trong trường học hoặc bệnh viện với đặc điểm tòa nhà nhiều vật cản, sóng UHF là phù hợp nhất với môi trường này, giúp khoảng cách liên lạc xa hơn nhờ khả năng xuyên qua vật cản mạnh hơn sóng VHF.

Các dòng bộ đàm được sử dụng nhiều trong trường học và bệnh viện như  Motorola Xir C1200, Xir C2660...

VIỄN THÔNG BÁCH VIỆT – Là Nhà Phân Phối của hãng bộ đàm Motorola, kenwood, Motorola tại Việt Nam. Cung cấp đầy đủ các dòng bộ đàm phù hợp cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Tư vấn các giải pháp hệ thống thông tin liên lạc theo yêu cầu. Vui lòng liên hệ hotline: 0911159881